Header Ads

Hằng và biến trong C/C++

Bài viết hôm nay, tôi sẽ trình bày cho các bạn về biến và hằng, cách khai báo và sử dụng chúng.

1. Hằng (Constant)


a. Khái niệm

Là đại lượng có giá trị không thay đổi trong suốt thời gian tồn tại của nó.
Tên hằng phải có một cái tên hợp lệ và phải “được khai báo trước khi sử dụng”.

b. Các loại hằng

Hằng được phân loại theo kiểu dữ liệu của nó như sau:

Hằng số nguyên:

Có thể được biểu diễn dưới dạng thập phân, nhị phân, bát phân, và thập lục phân.

Hằng số thực:

Có thể được biểu diễn dưới dạng kí pháp thông thường hoặc dạng kí pháp khoa học.
Kí pháp thông thường (còn gọi là số thực dấu phẫy tĩnh) gồm 2 phần, được phân cách bởi dấu chấm thập phân.

Ví dụ: 1234.5

Kí pháp khoa học (còn gọi là số thực dấu phẩy động) gồm phần định trị (là một số thực) và phần mũ (là một số 26 nguyên). Hai phần này được phân cách bởi chữ e hoặc E.
Ví dụ: 1.2345 E+03.

Hằng kí tự:

  • Được đặt trong cặp nháy đơn và có thể được biểu diễn bằng:
  • Kí hiệu trong bảng mã ASSCI. Ví dụ: ‘A’.
  • Escape character (kí tự thoát) bao gồm cặp kí tự \n, với n là số thứ tự của kí tự trong bảng mã ASSCII.

Ví dụ: ‘\65’, ‘\7’, ‘\n’

Một số kí tự đặc biệt:
  • \n : Kí tự xuống dòng
  • \t : Kí tự TAB
  • \0 : Kí tự NULL
  • \' : Dấu nháy đơn
  • \" : Dấu nháy kép
  • \\ : Dấu sổ chéo ngược (Backslash)

Hằng chuỗi kí tự:

Được đặt trong cặp nháy đôi. Thực chất đó là mảng các kí tự có kí tự kết thúc chuỗi là kí tự NULL, kí hiệu ‘\0’

Ví dụ: 'DH14MT'

c. Khai báo

Có hai dạng khai báo hằng:
  • Dùng chỉ thị tiền xử lý: #define <tên hằng> <chuỗi thay thế>;
  • Dùng từ khoá const: const <tên kiểu> <tên hằng>=<giá trị>;

Ví dụ

const int MAX = 10;
// hoặc
#define MAX = 10;

2. Biến (Variable)

a. Khái niệm

  • Biến là đại lượng dùng để lưu trữ giá trị và giá trị này có thể thay đổi trong suốt quá trình thực hiện chương trình.
  • Tên biến phải là một tên hợp lệ và không được đặt trùng với từ khóa.
  • Nên đặt tên biến sao cho có tính gợi nhớ, không dài quá và cũng không nên quá ngắn.
  • Nên tránh đặt tên biến trùng với tên các hàm thư viện (sin, cos, . . . ).
  • “C/C++” cho phép khai báo biến ở khắp mọi nơi trong chương trình, miễn sao đảm bảo nguyên tắc “Mọi danh hiệu trước khi sử dụng phải được khai trước”.

b. Các loại biến

Tương tự như các loại hằng, chỉ khác là giá trị lưu trữ có thể thay đổi.

c. Khai báo

Khai báo biến:

<kiểu dữ liệu biến> <tên biến>;

Ví dụ

int max;
float t_binh;
long int tong;


Khai báo biến kết hợp khởi tạo giá trị

<kiểu dữ liệu biến> <tên biến> = <giá trị biến>;

Ví dụ

int max = 2000;
float diem = 9.4;

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.