Các loại hacker
Hacker là người thực hiện việc hack nhằm vào mục đích nhất định. Ở Việt Nam, Hacker được gọi là tin tặc. Nhưng chúng tôi xin giữ nguyên bản gốc, gọi là “Hacker”.
Hacker có thể chia thành nhiều loại khác nhau như Mũ trắng, Mũ đen, Mũ xám dựa theo mục đích khi hack vào hệ thống. Những thuật ngữ này bắt nguồn từ phim cổ Cao Bồi Ý, những người xấu thì đội mũ cao bồi đen, những người tốt thì đội mũ màu trắng.
Thông thường Ethical Hacking là hợp pháp và là một trong những công việc trong nhành công nghiệp Công nghệ thông tin. Họ được các công ty thuê về để kiểm thử và đánh giá mức độ an toàn của hệ thống.
Hình ảnh được cung cấp bởi Michael Treu từ Pixabay |
Hacker có thể chia thành nhiều loại khác nhau như Mũ trắng, Mũ đen, Mũ xám dựa theo mục đích khi hack vào hệ thống. Những thuật ngữ này bắt nguồn từ phim cổ Cao Bồi Ý, những người xấu thì đội mũ cao bồi đen, những người tốt thì đội mũ màu trắng.
Hacker mũ trắng
Hacker mũ trắng được biết đến với tên gọi Ethical Hackers. Họ không bao giờ tấn công hệ thống với mục đích gây hại, họ sẽ cố gắng tìm ra những điểm yếu vì mục đích kiểm thử và đánh giá mức độ thiệt hại.Thông thường Ethical Hacking là hợp pháp và là một trong những công việc trong nhành công nghiệp Công nghệ thông tin. Họ được các công ty thuê về để kiểm thử và đánh giá mức độ an toàn của hệ thống.
Hacker mũ đen
Hacker mũ đen, được biết đến là crackers (những kẻ bẻ khóa), những người hack, xâm nhập trái phép vào hệ thống với mục đích gây hại và ngừng trệ hoạt động của hệ thống hay đánh cấp những thông tin quan trọng.
Hacker mũ đen luôn là bất hợp pháp nó có mục đích xấu bao gồm trộm dữ liệu công ty, vi phạm chính sách, gây hại hệ thống, ngăn chặn giao tiếp mạng, ...
Hacker mũ xám
Hacker mũ xám thì nằm giữa mũ trắng và mũ đen. Có lúc thì họ là hacker mũ trắng, có lúc thì họ là hacker mũ đen. Họ hành động mà không có mục đích nào cụ thể như chỉ cho vui, họ khai thác lỗ hỏng bảo mật trong hệ thống mà không cần quyền của chủ sở hữu.
Mục đích của họ là mang lỗ hỏng đó gửi đến chủ sở hữu hệ thống để họ biết thêm về mình hoặc nhận một ít tiền thưởng.
Những loại Hacker khác
Bên cạnh những loại hacker trên, được biết đến nhiều nhất. Chúng ta cũng có những loại hacker dữa trên phương thức mà họ hack như sau:
- Hacker mũ đỏ - là sự pha trộn giữ mũ trắng và mũ đen. Họ thường ở mức là hack các cơ quan chính phủ, những thông tin tối mật và bất cứ thứ gì đó thuộc thông tin nhạy cảm.
- Hacker mũ xanh (Blue Hat) - là những người bên ngoài công ty bào mật máy tính được dùng để kiểm tra lỗi, hệ thống trước khi nó ra mắt. Họ tìm kiếm những lỗ hỏng có thể khai thác được và cố gắng vá nó lại. Microsoft cũng sử dụng thuật ngữ Mũ xanh đại diện cho một loạt các sự kiện hội thảo bảo mật.
- Những hacker ưu tú - Đây là một trạng thái xã hội giữa các hacker, dùng để miêu tả những hacker có kỹ năng tốt nhất. Những khám phá gần đây được khai thác sẽ được lưu hành trong các hacker.Trẻ trâu
- Trẻ trâu - là thuật ngữ mà tôi dành cho loại này thôi. Thật ra loại này được gọi là Kiddie hoặc Script Kiddie. Là những người không phải chuyên gia cố bẻ khóa vào hệ thống máy tính bằng việc sử dụng những công cụ tự động đã được đóng gói từ trước, được viết bởi những người khác. Loại này thì có rất ít hiểu biết về máy tính, mạng, bảo mật mà thích vỗ ngực xưng tên, bạn thường gặp loại này trên các mạng xã hội.
- Tân binh (Lính mới, còn gọi là neophyte) với những tên gọi khác là "n00b", "newbie" hoặc "Green Hat Hacker" là những người mới bắt đầu đến với hacking, hầu như không có kiến thức hay kinh nghiệm làm việc về công nghệ thông tin hay hacking.
- Hacktivist - là hacker sử dụng công nghệ để ra một thông báo đến xã hội về tư tưởng tôn giáo, chính trị. Nhìn chung, hầu hết hacktivist đều liên quan đến tấn công thay đổi giao diện (deface) hoặc tấn công từ chối dịch vụ (DDOS).
Bạn là ai trong những loại đã nêu, hãy cho tôi biết nhe?
Bình luận